Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước

Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước

Các thành viên WTO (như trước đây là các bên ký kết GATT) đều phải thông báo các hiệp định thương mại khu vực (RTAs) mà họ tham gia. Gần như tất cả các Thành viên WTO đều thông báo tham gia vào một hoặc nhiều RTA (một số Thành viên tham gia từ hai mươi hiệp định trở lên).

Trong giai đoạn 1948-1994, GATT đã nhận được 124 thông báo về các RTAs (liên quan đến thương mại hàng hoá) và kể từ khi thành lập WTO vào năm 1995, đã có thêm hơn 400 hiệp định về thương mại hàng hoá hoặc dịch vụ được thông báo.

Nhiều Thành viên WTO tiếp tục tham gia đàm phán các RTA mới. Giống các hiệp định đã có hiệu lực, hầu hết các cuộc đàm phán mới là song phương. Tuy nhiên, một sự phát triển gần đây là những cuộc đàm phán giữa các Thành viên WTO. Trong đó bao gồm các cuộc đàm phán trong Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về  Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện nay giữa 12 bên; Ở châu Á là giữa các nước thành viên ASEAN và sáu thành viên WTO khác mà ASEAN có các hiệp định có hiệu lực (Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, RCEP); Liên minh Thái Bình Dương ở Mỹ Latinh hiện nay giữa Chile, Colombia, Mexico và Peru; Và Hiệp định ba bên giữa COMESA, EAC và SADC ở Châu Phi. Các hiệp định đa phương như thế, khi có hiệu lực có thể làm giảm sự rối rắm phức tạp  của các RTAs đặc biệt là nếu chúng thay thế các hiệp định song phương hiện tại và xây dựng các quy tắc chung (như quy tắc xuất xứ) được áp dụng bởi tất cả các bên của hiệp định.

Sự tiến triển của các Hiệp định Thương mại Khu vực trên thế giới, 1948-2016

Biểu đồ sau đây cho thấy tất cả các RTA được thông báo cho GATT / WTO (1948-2016), bao gồm RTA không hoạt động, theo năm có hiệu lực:

      Sự tiến triển của các Hiệp định Thương mại Khu vực trên thế giới, 1948-2016

 

biu ting vit

Bên cạnh các Hiệp định Thương mại khu vực, các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) cũng đang trở thành xu hướng trong tương lai trên thế giới. Các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) được thực hiện giữa hai nước. Trên khắp thế giới, nhiều chính phủ đã ký kết, đang đàm phán, hoặc dự tính các hiệp định đầu tư và thương mại tự do song phương mới.

Việc thành lập các khu vực thương mại tự do (FTAs) là một xu hướng trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đối với Việt Nam, FTAs không phải là vùng đất  mới; Việt Nam đã là một phần của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN từ năm 1996. Sau đó, đã tham gia nhiều hiệp định thương mại khu vực, cũng như một số hiệp định thương mại tự do song phương.

Tính đến năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực hiện và đang tiến hành đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs). Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 FTA, đã kết thúc đàm phán một FTA và đang đàm phán 5 FTA khác

Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu).

Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bốn FTA còn lại đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN- Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA).

Việc gia nhập các FTA mới mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức, do đó nó đòi hỏi nhiều nỗ lực từ  Chính phủ cũng như doanh nghiệp.

 

Dưới đây là danh sách FTAs Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực hoặc đang đàm phán:

 

1. các FTAs đã kí kết và có hiệu lực:

STT

Hiệp định

Ngày kí

Nơi kí

Các quốc gia thành viên

Tình trạng hiệu lực

1

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

28/1/1992

Singapore

AFTA hiện nay bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Có hiệu lực từ ngày 1/1/1993

2

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

4/11/2002

Phnom Penh, Campuchia

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010

3

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -  Ấn Độ

Thoả thuận khung được ký vào 8/10/2003

Bali -Indonesia

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010

4

Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

Thoả thuận khung được ký vào 8/10/2003

Bali, Indonesia

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản

Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009.

5

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc

13/12/2005.

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc

có hiệu lực từ tháng 6 năm 2007

6

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

25/12/2008

Việt Nam, Nhật Bản

Có hiệu lực từ 1/10/2009.

7

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Úc / New Zealand

27/2/2009

Thái Lan

Mười quốc gia thành viên ASEAN và Úc, New Zealand.

Bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2010.

Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012.

8

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chilê

11/11/2011

Honolulu, Hawaii, Mỹ

Việt Nam, Chi Lê

Có hiệu lực từ  1/1/2014

9

Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hà Quốc

5/5/2015

Hà Nội, Việt Nam

Việt Nam, Hàn Quốc

Có hiệu lực từ  20/12/2015

10

Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu

29/5/2015

Kazakhstan

Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan

Có hiệu lực từ  5/10/2016.

 

2. Các FTAs mà Việt Nam đã kí nhưng chưa có hiệu lực:

STT

Hiệp định

Ngày kí

Nơi kí

Các quốc gia thành viên

Tình trạng hiệu lực

11

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

4/2/2016

New Zealand

Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chilê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam

Mỗi Bên đang tuân theo các thủ tục thích hợp trong nước để phê chuẩn Hiệp định

 

3. Các hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán:

STT

Hiệp định

Ngày kí

Nơi kí

Các quốc gia thành viên

Tình trạng hiệu lực

12

 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 5 năm 2012

Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein

Vẫn đang trong quá trình đàm phán.

13

Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 9/5/2013

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand

Vẫn đang trong quá trình đàm phán

14

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hồng Kông

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 7 năm 2014

Mười quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông

Vẫn đang trong quá trình đàm phán

15

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 2/12/2015

Việt Nam, Israel

Vẫn đang trong quá trình đàm phán

16

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU

Quá trình đàm phán kết thúc vào 2/12/2015

Brussels, Bỉ

Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu

Hiệp định đã kết thúc đàm phán nhưng chưa kí kết

 

 

 

Bên cạnh các Hiệp định Thương mại khu vực, các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) cũng đang trở thành xu hướng trong tương lai trên thế giới. Các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) được thực hiện giữa hai nước. Trên khắp thế giới, nhiều chính phủ đã ký kết, đang đàm phán, hoặc dự tính các hiệp định đầu tư và thương mại tự do song phương mới[1].

Việc thành lập các khu vực thương mại tự do (FTAs) là một xu hướng trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đối với Việt Nam, FTAs không phải là vùng đất  mới; Việt Nam đã là một phần của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN từ năm 1996. Sau đó, đã tham gia nhiều hiệp định thương mại khu vực, cũng như một số hiệp định thương mại tự do song phương.

Tính đến năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực hiện và đang tiến hành đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs). Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 FTA, đã kết thúc đàm phán một FTA và đang đàm phán 5 FTA khác