Dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi sẽ tập trung giải quyết các vấn đề căn bản của doanh nghiệp

18905e4 business

Dự thảo luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ tập trung vào việc đơn giản hoá thủ tục gia nhập thị trường, giảm chi phí tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao thúc đẩy quản trị doanh nghiệp...

Nếu so sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Theo so sánh của Ngân hàng Thế giới năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 106 trên 190 quốc gia và nền kinh tế về năng lực cạnh tranh xét trên chỉ số thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi được đề xuất sửa đổi theo hướng:

Giảm thủ tục hành chính rút ngắn thời gian để bắt đầu kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn thành 5 thủ tục hành chính để có thể bắt đầu kinh doanh, bao gồm: Đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh; Làm dấu tại cơ sở khắc dấu; Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh; Mở tài khoản và thông báo việc mở tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh… các thủ tục này theo luật hiện hành mất khoảng 20 ngày.

Ngoài ra, một số thủ tục hành chính khác thực sự không rõ mục tiêu quản lý, ví dụ yêu cầu về báo cáo thông tin của người quản lý công ty, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh thường xuyên gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp cho tất cả quận, huyện, thị xã...

Dự thảo đã bãi bỏ những thủ tục không còn cần thiết này như bỏ yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng; bỏ yêu cầu báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp. Chế độ gửi thông tin cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi thành lập chi nhánh, đặt địa điểm kinh doanh mới cũng không cần phải thực hiện.

Dự thảo Luật lần này đã đề xuất nới lỏng các qui định về thời gian nắm giữ cổ phần để thực hiện quyền cổ đông. Cụ thể, Khoản 2 Điều 114, Khoản 4 Điều 149 và Khoản 1 Điều 161 đều được đề nghị bỏ qui định về thời gian sở hữu cổ phần tối thiểu, các quy định này đã hạn chế quyền của cổ đông, đặc biệt trong trường hợp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quy định sửa đổi kể trên vẫn không thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu là 10% (Khoản 2 Điều 114) là không hợp lý, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cổ đông, nhất là các công ty đại chúng có quy mô lớn. Cũng có nhiều ý kiến kiến nghị sửa tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống 5% để tăng cường đảm bảo quyền của cổ đông, đồng thời cũng tương thích với qui định cổ đông lớn sở hữu từ 5% trở lên theo quy định tại Luật Chứng khoán và Luật Các tổ chức tín dụng.

Bỏ yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm với một số chức danh quản lý trong doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp yêu cầu một số chức danh quản lý trong doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn, bằng cấp nhất định như yêu cầu giám đốc công ty phải có chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị công ty (Điều 65 Luật Doanh nghiệp). Các yêu cầu này hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, vừa không có hiệu lực thực tế, hạn chế cơ hội việc làm và nhà đầu tư trong tham gia quản lý doanh nghiệp, tác động bất lợi đến khởi nghiệp, sáng tạo.

Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 8/6/2018, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đầu tư sửa đổi sẽ thông qua tại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 (trong năm 2019).

**********

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề của bài báo này, xin hãy liên hệ với chúng tôi.

 Về chúng tôi

Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Á Châu là Công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, thuế, bảng lương và nghiên cứu thị trường cho các đối tác trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về chúng tôi, xin hãy liên hệ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc tải tài liệu giới thiệu Công ty chúng tôi tại đây.
Bạn có thể cập nhật được các tin tức mới nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại đây.