Việt Nam - Lào: một bước tiến mới
Ngày 01 tháng 09 năm 2016, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định mới về lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó có bao gồm: Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 126/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016-2018.
Dịch vụ liên quan: Tư vấn thuế
Cùng ngày, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành Nghị định số 124/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào. Nghị định này sẽ có hiệu lực cho tới ngày 03/10/2020, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Thông tư số 216/2015/NĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2015 hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào.
Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Lào.
Phạm vi của Nghị định kể trên là để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào được ký tại Viêng Chăn ngày 03/03/2015 (thay thế Hiệp ước hiện có giữa hai nước kể từ năm 1998) và các tiêu chuẩn để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào.
Cụ thể, Nghị định này quy định danh sách hàng hóa từ Lào được nhập khẩu vào Việt Nam:
-Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) khi nhập khẩu vào Việt Nam (Phụ lục I)
-Danh mục hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ CHDCND Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan (Phụ lục II).
- Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào được hưởng chế độ hạn ngạch thuế quan hàng năm khi nhập khẩu vào Việt Nam (Phụ lục III).
Theo đó, thuế suất đối với hàng hóa từ Lào nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại như sau:
-Đối với những hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, đồng thời đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này thì sẽ được giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA (Theo Điều 4);
-Những hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, II sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% (Điều 5);
-Những hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục III, khi nhập khẩu vào Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này thì sẽ được áp dụng theo hạn ngạch thuế quan (Điều 6).
Dịch vụ liên quan:Tư vấn Kinh doanh
Tóm lại, tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Lào đã liên tục phát triển trong thời gian qua, điều đó tạo nên những bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa hai quốc gia. Kết quả của mối quan hệ này là tình hữu nghị và một số Hiệp định quan trọng, như Hiệp định Thương mại Biên giới ngày 05/07/2015 (trong đó quy định rằng tất cả các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Lào và Việt Nam được mở ra cho thương mại song phương).
Do đó, Nghị định 122/2016/NĐ-CP chắc chắn là một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa hai đất nước Đông Nam Á đang phát triển này.
**********
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề của bài báo này, xin hãy liên hệ với chúng tôi.
Về chúng tôi
Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Á Châu là Công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, thuế, bảng lương và nghiên cứu thị trường cho các đối tác trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về chúng tôi, xin hãy liên hệ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc tải tài liệu giới thiệu Công ty chúng tôi tại đây.
Bạn có thể cập nhật được các tin tức mới nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại đây.