Bộ Tài chính đã có báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành phát sinh nhiều vướng mắc nhiều đối tượng không chịu thuế như phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, quyền sử dụng đất gây khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lý thuế.
“Mức thuế suất thông thường 10% tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia”, Bộ Tài chính nêu.
Một số hàng hóa dịch vụ như nước sạch; hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim… đã được xã hội hóa mạnh mẽ nhưng vẫn chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% chưa bình đẳng với những ngành nghề, lĩnh vực khác đang chịu thuế VAT với mức thuế suất 10%.
Việc quy định áp dụng thuế suất 5% đối với những loại hàng hóa có thể sử dụng đa mục đích, như: lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học... dẫn đến không thống nhất trong thực hiện.
Đối với hoàn thuế VAT, quy định không hoàn thuế đối với “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” phức tạp trong thực hiện và cùng với quy định không hoàn thuế đối với trường hợp có số thuế VAT đầu vào lũy kế âm liên tục qua nhiều kỳ khiến doanh nghiệp thêm khó khăn do tăng chi phí thuế.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất thuế VAT theo 2 phương án:
- Phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019.
- Phương án 2, Bộ đề nghị tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.
Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.
“Các nước nợ công cao thường tăng thuế gián thu"
“Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu”, Bộ Tài chính cho hay.
Để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập, các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng tức thuế VAT và thuế Tiêu thụ đặc biệt.
“Số lượng quốc gia áp dụng thuế VAT/thuế hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 tăng lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016”, báo cáo nêu.
Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế VAT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách, thì xu thế tăng thuế suất VAT diễn ra phổ biến.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng dẫn chứng từ năm 2009-2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế VAT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.
Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế VAT như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản….
“Thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12-25%, trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17-25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%, Philippines có mức thuế suất 15%”, Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế loạt thuế Tiêu thụ đặc biệt của loạt hàng hoá nước ngọt, thuốc lá, trà, cà phê đóng chai...
Loại thuế |
Văn bản qui chiếu |
Nội dung thay đổi |
Thuế thu nhập doanh nghiệp(“TNDN”) |
Công văn số 156/BXD-QLN ngày 15/6/2017 của Bộ Xây Dựng |
Không được sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện phát triển nhà ở thương mại Nguồn vốn vay phát triển nhà thương mại từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính không hoạt động tại Việt Nam không được coi là nguồn vốn hợp pháp theo quy định hiện hành. Do đó, chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể bị coi là chi phí không hợp lệ cho mục đích tính thuế TNDN.
|
Thuế Thu Nhập Cá Nhân (“TNCN”) và chính sách lao động |
Công văn số 2943/TCT-TNCN ngày 4/7/2017
Công văn số 2547/TCT-TNCN ngày 12/6/2017
Công văn số 2548/TCT-TNCN ngày 25/6/2017
Công văn số 2700/TCT-TNCN ngày 21/6/2017 |
Khoản bảo hiểm bắt buộc (“BHBB) không được trừ khi quy đổi ra thu nhập trước thuế trong giai đoạn trước ngày 1/7/2013 Việc quy đổi thu nhập chịu thuế trong trường hợp cá nhân nhận thu nhập không bao gồm thuế và phải đóng các khoản BHBB sẽ được thực hiện như sau: · Trước ngày 01/7/2013: khoản BHBB không được trừ khi thực hiện quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế; · Sau ngày 01/7/2013: khoản BHBB được trừ khi thực hiện quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế. Doanh nghiệp nên rà soát và cân nhắc điều chỉnh kê khai nộp thuế trước khi cơ quan thuế vào kiểm tra, tránh rủi ro bị phạt 20% trên số thuế nộp thiếu. Khấu trừ 10% thuế TNCN khi thuê dịch vụ của cá nhân không kinh doanh Trường hợp doanh nghiệp thuê dịch vụ từ cá nhân không kinh doanh, thu nhập cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế như tiền lương, tiền công, với mức khấu trừ 10%. Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân trong trường hợp này. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức chương trình khuyến mại tặng quà cho tất cả các đối tượng khách hàng, không tổ chức thi hoặc bốc thăm trúng thưởng để chọn ra người được tặng quà và quà tặng không phải là tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng thì hoạt động tặng quà khuyến mại không thuộc diện chịu thuế TNCN. Chuyên gia nhà thầu nước ngoài được ủy quyền kê khai thuế TNCN tại Việt Nam Cá nhân là chuyên gia được nhà thầu nước ngoài cử sang Việt Nam làm việc có thể ủy quyền cho doanh nghiệp Việt Nam kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. |
Thuế Giá Trị Gia Tăng (“GTGT”) và hóa đơn |
Công văn số 3029/TCT-CS ngày 10/7/2017 |
Hóa đơn vận chuyển phát hành sau ngày hàng hóa thông quan vẫn được xem xét là hóa đơn hợp lệ Trường hợp doanh nghiệp A thuê dịch vụ vận chuyển của doanh nghiệp B mà doanh nghiệp B phát hành hóa đơn dịch vụ vận chuyển sau ngày hàng hóa của doanh nghiệp A có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan, nếu việc mua bán hàng hóa, dịch vụ là có thật, doanh nghiệp B đã kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra và doanh nghiệp A đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu thì thuế GTGT của dịch vụ vận chuyển nêu trên sẽ được hoàn theo quy định hiện hành. |
Thuế NhàThầu Nước Ngoài (“NTNN”) |
Công văn số 2935/TCT-CS ngày 3/7/2017 |
Tỷ giá quy đổi doanh thu tính thuế NTNN - Nếu nhà thầu có tài khoản mở tại ngân hàng thương mại (“NHTM”) tại Việt Nam: áp dụng tỷ giá mua vào của NHTM nơi nhà thầu mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán; - Nếu nhà thầu không có tài khoản mở tại NHTM tại Việt Nam: áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (cho giai đoạn từ 1/1/2015 đến trước ngày 4/1/2016), hoặc tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch mua bán. |
Quản lý thuế |
Công văn số 2623/TCT-CS ngày 16/6/2017, Tổng Cục thuế ban hàng gửi cơ quan thuế địa phương |
Tăng cường quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử (“TMĐT”) Việc tăng cường quản lý thuế với hoạt động TMĐT qua hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ qua các website và mạng xã hội có một số lư ý như sau: - Cơ quan thuế phổ biến chính sách thuế, rà soát, đôn đốc người nộp thuế có hoạt động kinh doanh TMĐT phải kê khai và nộp thuế theo quy định; - Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT nhằm đưa công tác quản lý thuế với hoạt động TMĐT vào nề nếp; - Chủ động báo cáo, tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền để phối hợp với cơ quan thuế tăng cường quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với các tổ chức, cá nhân có hoạt độngTMĐT qua mạng internet trên địa bàn. |