HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
Khi thế giới ngày càng hội nhập nhanh chóng với vốn, hàng hóa và dịch vụ di chuyển qua biên giới, các công ty đa quốc gia thường phải đối mặt với thách thức trong việc đối phó với tình trạng đánh thuế hai lần. Đánh thuế hai lần là một trường hợp bất lợi liên quan đến việc nộp thuế hai lần cho cho cùng một đối tượng thuế như thu nhập hoặc tài sản. Ví dụ, công ty bị đánh thuế vào thu nhập (lợi nhuận), và các cổ đông bị đánh thuế một lần nữa vào cổ tức mà họ nhận từ lợi nhuận. Vì đây là một trở ngại của thương mại quốc tế, các quóc gia trên thế giới thường tham gia ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm giảm thuế hai lần để đảm bảo quyền của đối tượng cư trú và nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam cần hiểu rõ tình hình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước khác, cũng như là các điều kiện và điều khoản mà người nước ngoài phải tuân thủ để tối đa hóa lợi nhuận.
Đến năm 2020, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTAAs) cùng với 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những hiệp ước này tạo ra những đóng góp đáng kể để tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn trốn thuế và nạn buôn lậu đối với thuế thu nhập và tài sản. Những hiệp định này ảnh hưởng đến các chủ thể là công daanh của nước ký kết hiệp định.
Đối tượng áp dụng của DTAAs
DTAAs được áp dụng cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp là đối tượng cư trú Việt Nam, các nước DTAAs hoặc cả hai. Đối tượng cư trú của nước ký kết phải thỏa mãn các tiêu chí được quy định trong luật của nước ký kết. Trong luật Việt nam, cá nhân phải thõa mãn một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, hoặc 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp: có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà để thuê tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở, với thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế.
Các tổ chức sẽ được coi là đối tượng cư trú Việt Nam nếu họ đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam; hoặc là
- Đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc là
- Đối tượng có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam; hoặc là
- Đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước.
Nguyên tắc áp dụng
Xử lý thuế trong từng trường hợp phải dựa vào các điều khoản trong mỗi hiệp định. Nếu nó có sự khác biệt rõ ràng giữa điều khoản của hiệp định và các quy định của luật thuế nước sở tại, những điều khoản của hiệp định sẽ được áp dụng.
Các hiệp định sẽ không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Trong trường hợp một DTAA gồm các điều khoản có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế suất nhất định nhưng luật Việt Nam chưa quy định về thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định một tỷ lệ thuế thấp hơn, Luật thuế Việt Nam sẽ được áp dụng.
Nguồn thu nhập
Thu nhập và tài sản bị đánh thuế theo các hiệp định thuế được quy định bởi mỗi hiệp định. Trong trường hợp của Việt Nam, đây là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp có nghĩa là thu nhập của các doanh nghiệp của Quốc gia ký kết (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
- Phi pháp nhân
Nghĩa vụ thuế: Thu nhập kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài sẽ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp này có một cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc thu nhập nay liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới cơ sở thường trú đó.
Cơ sở cố định có nghĩa là nơi kinh doanh cố định của doanh nghiệp, qua đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Một công ty nước ngoài sẽ được coi là có một cơ sở thường trú nếu nó hoàn toàn thỏa mãn ba tiêu chí sau đây:
- Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như một tòa nhà, hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc một thiết bị,...
- Cơ sở này phải cố định, tức là nó phải được thành lập tại một địa điểm cụ thể và/hoặc duy trì trên một cơ sở lâu dài. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết rằng cơ sở đó phải gắn vào một địa điểm địa lý cụ thể trong một thời gian dài nhất định; và
- Doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.
- Pháp nhân
Pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ. Cụ thể, thu nhập mà doanh nghiệp nước ngoài kiếm được dưới dạng cổ tức lợi nhuận cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc thu nhập từ việc chuyển nhượng số vốn góp sẽ phải tuân thủ những điều khoản có liên quan trong hiệp định.
Cổ tức, tiền lãi, tiền bản quyền và thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ký thuật
Trong hầy hết các DTAAs, Việt Nam được quyền hưởng cổ tức, thuế, tiền lãi, tiền bản quyền, thu nhập từ phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam và trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết hiệp định với Việt Nam ở mức giới hạn (thường không quá 10% cho lợi nhuận từ dịch vu kỹ thuật và không quá 15% cho cổ tức), tùy theo và mỗi hiệp định, với điều kiện người nhận là đối tượng thực hưởng.
Thuế thu nhập cá nhân
Trong DTAAs, thuế thu nhập cá nhân bao gồm nghĩa vụ thuế đối với dịch vụ chuyên nghiệp phụ thuộc và dịch vụ chuyên nghiệp không phụ thuộc. Đối tượng cư trú nước ký kết phải trả tiền thuế theo Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành tại Việt Nam.
Về nghĩa vụ thuế đối với các dịch vụ chuyên nghiệp độc lập, đối tượng cư trú được miễn trừ nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện dưới đây:
- Cá nhân hành nghề phụ thuộc thông qua một địa điểm kinh doanh cố định.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc trong 12 tháng từ ngày xuất hiện tại Việt Nam, tùy thuộc vào mỗi Hiệp định.
- Cá nhân kiếm được tổng thu nhập cố định, tùy thuộc vào từng thỏa thuận, từ việc thực hiện hoạt động không phụ thuộc tại Việt nam trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm tài chính).
Về nghĩa vụ thuế cho dịch vụ chuyên nghiệp độc lập, đối tượng cư trú được miễn thuế nếu họ thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:
- Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong 12 tháng bằng đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế.
- Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam, bất kể tiền công đó có được trả trực tiếp bởi người lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện của chủ lao động; và
- Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam phải chi trả
Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam
Việt Nam vẫn đánh thuế thu nhập của người nộp thuế là đối tượng cư trú Việt Nam và có được thu nhập từ nước ký kết hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nhà nước đó.
Tùy theo mỗi hiệp định ký kết, Việt Nam sẽ áp dụng một hoặc kết hợp ba biện pháp dưới đây để loại bỏ thuế kép:
Biện pháp khấu trừ thuế
Một cư dân Việt Nam có được thu nhập từ và đã nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Trong hiệp định đó, Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, khi đối tượng cư trú này khai thuế tại Việt Nam, thu nhập này sẽ được tính vào thu nhập thuế theo luật thuế hiện hành của Việt Nam. Số tiền thuế đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Biện pháp khấu trừ số thuế khoán
Một đối tượng cư trú Việt Nam có được thu nhập và phải nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Trong hiệp định đó, Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ số thuế khoán, khi đối tượng cư trú này thực hiện khai thuế tại Việt Nam, khoản thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế theo pháp luật Việt Nam hiện hành và số tiền thuế khoán sẽ được kháu trừ vào tiền thuế phải trả tại Việt Nam. Thu nhập chịu thuế đươc khấu trừ hoặc giảm tại nước ký kết như một ưu tiên đặc biệt.
Biện pháp khấu trừ gián tiếp
Một đối tượng cư trú Việt Nam có thu nhập từ nước ký kết DTAAs và thu nhập của công ty được trả trước khi phân chia cho đối tượng cư trú đó. Thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế tại Việt Nam và tiền thuế gián thu đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ trong tiền thuế phải trả ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá tiền thuế phải trả tại Việt Nam.
Một đối tượng cư trú là đối tượng áp dụng của hiệp định này và biện pháp này nắm quyền kiếm soát trực tiếp với một tỷ lệ nhỏ (thường là 10%) quyền biểu quyết trong công ty cổ phần.
Nếu Việt Nam không com kết một biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp trong hiệp định nhưng theo luật Việt Nam, thu nhập có được từ nước ngoài của một đối tượng trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp, những quy định này vẫn được thực hiện.
Thủ tục nộp đơn
Đối với đối tượng cư trú của các bên ký kết thỏa thuận
Hoàn thuế
Để được hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cá nhân và tổ chức phải nộp cho Cục thuế của tỉnh nơi đặt trụ sở của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân hoặc Cục thuế nơi nộp thuế. Đối tượng cư trú tại Việt Nam sẽ nộp cho cơ quan thuế theo những cách sau đây: Gửi trực tiếp đến Cục thuế hoặc gián tiếp qua đường bưu điện.
Đơn xin hoàn thuế bao gồm:
- Một văn bản yêu cầu hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
- Bản gốc (hoặc bản sao có chứng thực) của Giấy chứng nhận đối tượng cư trú được hợp pháp hóa lãnh do cơ quan thuế của nước sở tại cấp, ghi rõ tăm tính thuế.
- Bản sao hợp đồng kinh doanh, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng lao động cùng với các đơn vị Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi ở Việt Nam, chứng nhận góp vốn cho công ty tại Việt Nam (tùy thuộc vào thu nhập kiếm được) được chứng nhận bởi người nộp thuế.
- Chứng nhận thời gian hoạt động và thực hiện theo hợp đồng của bên Việt Nam (ngoại trừ hoàn thuế cho hãng vận tải nước ngoài).
- Thư ủy quyền nếu người nộp thuế ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục. Nếu người nộp thuế quyền quyền cho người đại diện theo pháp luật để yêu cầu số tiền hoàn thuế được chuyển vào tài khoản của một đơn vị khác, hợp pháp hóa lãnh sự (nếu ủy quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu ủy quyền được thực hiện ở Việt Nam) là bắt buộc.
- Nếu người nộp thuế không cung cáp đủ thông tin hoặc tài liệu theo quy cầu của hồ sơ hoàn thuế, họ phải giải thích cụ thể trong văn bản yêu cầu hoàn thuế tới cơ quan hoàn thuế để xem xét và đưa ra quyết định.
Xử lý hồ sơ hoàn thuế
Nộp đơn xin hoàn thuế:
- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế sẽ yêu cầu người nộp thuế hoàn thành hồ sơ nếu có thiếu sót.
- Hoàn thuế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với nước khác phải kiểm tra trước khi hoàn thuế.
- Trách nhiệm xử lý đơn xin hoàn thuế:
- Chậm nhất là 40 ngày, kể từ khi nhận đủ đơn xin hoàn thuế, người đứng đầu cơ quan thuế phải gửi quyết định hoàn thuế và bù thuế và/hoặc thông báo không đủ điều kiện hoàn thuế cho người nộp thuế.
- Nếu việc kiểm tra bị trì hoãn trên tài khoản của người nộp thuế, sự trì hoãn này không bao gồm thời gian xử lý đơn.
- Nếu đơn xin hoàn thuế bị xử lý chậm hơn tiến độ dự định của cơ quan thuế. Người nộp thuế cũng sẽ nhận được lãi chậm trả từ số tiền thuế được hoàn lại.
Nếu cơ quan thuế thấy rằng tiền thuế được hoàn lại khác với tiền hoàn thuế được yêu cầu:
- Nếu số tiền thuế được yêu cầu lớn hơn so với tiền thuế được hoàn lại, người nộp thuế sẽ nhận được số tiền bằng với số tiền được hoàn lại.
- Nếu số tiền thuế yêu cầu nhỏ hơn số tiền thuế được hoàn lại, người nộp thuế sẽ nhận được một số tiền bằng với số tiền được yêu cầu.
Khi đơn xin hoàn thuế đang được xử lý, người nộp thuế sẽ nhận được số tiền hoàn thuế trước khi cơ quan thuế hoàn tất việc xử lý đơn.
- Thời gian kiểm tra sau khi hoàn thuế
Trong trường hợp công ty vận tải nước ngoài yêu cầu hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, việc kiểm tra sau khi hoàn thuế phải được tiến hành trong vòng một năm. Trong trường hợp khác, việc kiểm tra sau khi hoàn thuế sẽ được tiếng hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong vòng 10 năm, kể từ ngày cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế.
HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN CỦA VIỆT NAM
STT |
Quốc gia |
Ngày ký kết |
Nơi ký kết |
Hiệu lực |
1 |
Úc |
13/10/1992 |
Hà Nội |
13/10/1992 |
2 |
Thái Lan |
23/12/1992 |
Hà Nội |
29/12/1992 |
3 |
Pháp |
10/02/1993 |
Hà Nội |
01/07/1994 |
4 |
Nga |
27/05/1993 |
Hà Nội |
21/03/1996 |
5 |
Thụy Điển |
24/03/1994 |
Stockholm |
08/08/1994 |
6 |
Hàn Quốc |
20/05/1994 |
Hà Nội |
11/09/1994 |
7 |
Vương quốc Anh |
09/04/1994 |
Hà Nội |
15/09/1994 |
8 |
Singapore |
02/03/1994 Biên bản sửa đổi: 12/09/2012 |
Hà Nội Singapore |
09/09/1994 11/01/2013 |
9 | Ấn Độ | 07/09/1994 | Hà Nội | 02/02/1995 |
10 | Hungary | 26/08/1994 | Budapest | 30/06/1995 |
11 | Ba Lan | 31/08/1994 | Warsaw | 28/01/1995 |
12 | Hà Lan | 24/01/1995 | Hague | 25/10/1995 |
13 | Trung Quốc | 17/03/1995 | Bắc Kinh | 18/10/1995 |
14 | Đan Mạch | 31/05/1995 | Copenhagen | 24/04/1996 |
15 | Na Uy | 01/01/1995 | Olso | 14/04/1996 |
16 | Nhật Bản | 24/10/1995 | Hà Nội | 31/12/1995 |
17 | Đức | 16/10/1995 | Hà Nội | 27/12/1996 |
18 | Romania | 08/07/1995 | Hà Nội | 24/04/1996 |
19 | Malaysia | 07/09/1995 | Kuala Lumpur | 13/08/1996 |
20 | Lào | 14/01/1996 | Viêng Chăn | 30/09/1996 |
21 | Bỉ | 28/02/1996 | Hà Nội | 25/06/1999 |
22 | Luxembourg | 04/03/1996 | Hà Nội | 19/05/1998 |
23 | Uzbekistan | 28/03/1996 | Hà Nội | 16/08/1996 |
24 | Ukraine | 08/04/1996 | Hà Nội | 22/11/1996 |
25 | Thụy Sĩ | 06/05/1996 | Hà Nội | 12/10/1997 |
26 | Mông Cổ | 08/05/1996 | Ulan Bator | 11/10/1996 |
27 | Bulgaria | 24/04/1996 | Hà Nội | 14/10/1996 |
28 | Ý | 26/11/1996 | Hà Nội | 20/02/1999 |
29 | Belarus | 24/04/1996 | Hà Nội | 26/12/1997 |
30 | Cộng hòa Czech | 23/05/1997 | Hà Nội | 03/02/1998 |
31 | Canada | 14/11/1997 | Hà Nội | 16/12/1998 |
32 | Indonesia | 22/12/1997 | Hà Nội | 10/02/1999 |
33 | Đài Loan | 06/04/1998 | Hà Nội | 06/03/1998 |
34 | Algeria | 06/12/1999 | Alger | 30/09/2011 |
35 | Myanmar | 12/05/2000 | Yangon | 12/08/2003 |
36 | Phần Lan | 21/11/2001 | Helsinki | 26/12/2002 |
37 | Philippines | 14/11/2001 | Manila | 29/09/2003 |
38 | Iceland | 03/04/2002 | Iceland | 27/12/2002 |
39 | Triều Tiên | 03/05/2002 | Pyongyang | 12/08/2007 |
40 | Cuba | 26/10/2002 | Havana | 26/06/2003 |
41 | Pakistan | 25/03/2004 | Islamabad | 04/02/2005 |
42 | Bangladesh | 22/03/2004 | Dhaka | 19/08/2005 |
43 | Tây Ban Nha | 07/03/2005 | Hà Nội | 22/12/2005 |
44 | Cộng hòa Seychelles | 04/10/2005 | Hà Nội | 07/07/2006 |
45 | Sri Lanka | 26/10/2005 | Hà Nội | 28/09/2006 |
46 | Ai Cập | 06/03/2006 | Cairo | Chưa có hiệu lực |
47 | Bru-nei | 16/08/2007 | Bandar Seri Begawan | 01/01/2009 |
48 | Ireland | 10/03/2008 | Dublin | 01/01/2009 |
49 | Oman | 18/04/2008 | Hà Nội | 01/01/2009 |
50 | Austria | 02/06/2008 | Viên | 01/01/2010 |
51 | Slovakia | 27/10/2008 | Hà Nội | 29/07/2009 |
52 | Venezuela | 20/10/2008 | Caracas | 26/05/2010 |
53 | Morocco | 24/10/2008 | Hà Nội | 12/09/2012 |
54 | Hồng Kông | 16/12/2008 | Hà Nội | 12/09/2012 |
55 | Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất |
16/02/2009 |
Dubai |
12/04/2010 |
56 | Qatar | 08/03/2009 | Doha | 16/03/2011 |
57 | Kuwait | 10/03/2009 | Kuwait | 11/02/2011 |
58 | Israel | 04/08/2009 | Hà Nội | 24/12/2009 |
59 | Saudi Arabia | 10/04/2010 | Riyadh | 01/02/2011 |
60 | Tunisia | 13/04/2010 | Tunis | 06/03/2013 |
61 | Mozambique | 03/09/2010 | Hà Nội | 07/03/2011 |
62 | Kazakhstan | 31/10/2011 | Hà Nội | 18/06/2015 |
63 | San Marino | 14/02/2013 | Roma | 13/01/2016 |
64 | Serbia | 01/03/2013 | Hà Nội | 19/10/2013 |
65 | New Zealand | 05/08/2013 | Hà Nội | 05/05/2014 |
66 | Uruguay | 09/12/2013 | Uruguay | 26/06/2016 |
67 | Palestine | 06/11/2013 | Hà Nội | 02/04/2014 |
68 | Azerbaijan | 19/05/2014 | Hà Nội | 11/11/2014 |
69 | Thổ Nhĩ Kỳ | 08/07/2014 | Ankara | 09/06/2017 |
70 | Iran | 13/10/2014 | Tehra | 26/06/2015 |
71 | Macedonia | 15/10/2014 | Skopje | Chưa có hiệu lực |
72 | Bồ Đào Nha | 03/06/2015 | Lisbon | 09/11/2016 |
73 | Mỹ | 07/07/2015 | Washington | Chưa có hiệu lực |
74 | Estonia | 26/09/2015 | New york | 14/11/2016 |
75 | Manta | 15/07/2016 | Ulan bato | 25/11/2016 |
76 | Panama | 30/08/2016 | Ulan bato | 14/02/2017 |
77 | Latvia | 19/10/2017 | Riga | 06/08/2018 |
78 | Ma Cao | 16/04/2018 | Macau | 03/10/2018 |
79 | Croatia | 27/07/2018 | Zagreb | 23/05/2019 |
80 | Cam-pu-chia | 31/03/2018 | Hà Nội | 20/02/2019 |
**********
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề của bài báo này, xin hãy liên hệ với chúng tôi.
Về chúng tôi
Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Á Châu là Công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, thuế, bảng lương và nghiên cứu thị trường cho các đối tác trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về chúng tôi, xin hãy liên hệ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc tải tài liệu giới thiệu Công ty chúng tôi tại đây.
Bạn có thể cập nhật được các tin tức mới nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại đây.