Các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước
Việt Nam hiện là thành viên của rất nhiều Hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn trên thế giới
Trong bối cảnh mở cửa giao thương quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong việc tiếp cận, đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới.
Nỗ lực của Việt Nam phải kể đến bắt đầu từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN hàng năm. Đến năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.
Tiếp tục với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác sâu rộng với thế giới, trong năm 1995, Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Sau 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn, năm 2006, WTO đã chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Năm 2007, WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO, chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường, thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh các Hiệp định Thương mại khu vực (RTA), các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đang trở thành xu hướng trên thế giới. Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã ký kết, đang đàm phán, hoặc dự tính các hiệp định đầu tư và thương mại tự do song phương, đa phương mới. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ đối với làn sóng này. Tính đến năm 2018, Việt Nam đã ký kết, thực hiện và đang tiến hành đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) cả với tư cách là thành viên của khu vực ASEAN cũng như tư cách độc lập.
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 FTA, đã ký kết và đang trong thời gian phê chuẩn2 FTA, vừa kết thúc đàm phán 1 FTA và đang đàm phán 3 FTA khác.
- Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu).
- Hai FTA đã ký kết và đang trong thời gian phê chuẩn là FTA ASEAN với Hồng Kông, và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
- Ba FTA đang trong quá trình đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA_bao gồm 4 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein).
- Riêng đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, ngày 01/12/2015 Hiệp định này đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016 văn bản hiệp định đã được công bố.Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư. Cũng trong ngày này, hai Bên công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại. Tuy nhiên, với Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là IPA), hai Bên mới chỉ kết thúc những thảo luận ban đầu.
Đáng chú ý nhất trong số các Hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam phải kể đến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) do có phạm vi cam kết rộng và mức ưu đãi cao. Hai Hiệp định này được kí kết và có hiệu lực trong thời gian tới dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với nước ngoài.
- Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 quốc gia bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
CPTPP được xem là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, theo đó:
- 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
- 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
- 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
- Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này. Tính đến tháng 8/2018, đã có 3 nước phê chuẩn CPTPP là Nhật Bản, Mexico và Singapore. Việt Nam dự định sẽ phê chuẩn CPTPP vào tháng 10/2018.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CP
Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Phòng vệ thương mại (TR); Thương mại dịch vụ xuyên biên giới; Đầu tư; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ; Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động); Các vấn đề pháp lý; Hợp tác và xây dựng năng lực.
Trong Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, EU cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ Việt Nam theo lộ trình như sau:
- Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU;
- Sau 07 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU;
- Đối với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu đang thăm làm việc tại Việt Nam. Hai bên cho biết các văn kiện của Hiệp định thương mại đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và EU hoàn tất nhằm sớm tiến hành ký kết vào cuối năm nay.
Tác động của các Hiệp định thương mại tự do tới Việt Nam
Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia và thực hiện đã giúp nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài có những kế hoạch tấn công và đổ bộ vào thị trường Việt Nam với tổng giá trị vốn FDI đăng ký là 307,86 tỉ đô la Mỹ với 23,737 dự án (Số liệu thống kê tính đến tháng 7 – 2017 do Bộ kế hoạch và Đầu tư công bố).
Tính đến hết năm 2017, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016, là mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Trong năm 2017, có tới 05 dự án trị giá tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư.
Sau khi gia nhập ASEAN, WTO cùng với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi trong cơ cấu hàng hóa và đặc biệt cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt nặng sang thâm hụt nhẹ và thặng dư những năm gần đây. Năm 2017 ghi nhận sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Việt Nam, trong đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm. Nếu như năm 2006, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lần lượt ở vị trí 50 và 44 trên toàn thế giới, thì đến năm 2015, xuất khẩu đã tăng tới 23 bậc, xếp ở vị trí thứ 27; trong khi nhập khẩu cũng tăng 16 bậc, xếp ở vị trí thứ 28 trong tổng số các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Đồng thời, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam năm 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.
c d
Các thông tin về các FTAs mà Việt Nam đã ký kết và đã có hiệu lực, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và FTAs chưa ký kết sẽ được trình bày trong bảng dưới đây.
1. Các FTAs đã kí kết và có hiệu lực:
STT |
Hiệp định |
Ngày kí |
Nơi kí |
Các quốc gia thành viên |
Tình trạng hiệu lực |
1 |
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) |
28/01/1992 |
Singapore |
AFTA hiện nay bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. |
Có hiệu lực từ ngày 1/1/1993 |
2 |
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) |
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 04/11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết : |
Phnom Penh, Campuchia
|
ACFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc |
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010
|
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (29/11/2004) |
Lào |
Có hiệu lực từ tháng 7/2005 |
|||
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (14/01/2007) |
Cebu, Philippines |
Có hiệu lực từ 01/07/2007 |
|||
Hiệp định về Đầu tư (15/08/2009) |
Bangkok, Thái Lan |
Có hiệu lực từ tháng 2/2010 |
|||
3 |
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ |
Thoả thuận khung được ký vào 8/10/2003 |
Bali -Indonesia |
11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ |
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 |
Hiệp định về thương mại hàng hóa (13/8/2009 và 24/10/2009) |
Bangkok, Thái Lan và Hà Nội, Việt Nam |
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 |
|||
Hiệp định về Đầu tư (12/11/2014) |
Nay Pyi Taw, Myanmar |
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 |
|||
Hiệp định về Dịch vụ (13/11/2014) |
Nay Pyi Taw, Myanmar |
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 |
|||
4 |
Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) |
Tháng 4/2008 |
Tất cả các quốc gia thành viên |
AJCEF gồm11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản |
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009. |
5 |
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) |
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (13/12/2005) |
Kuala Lumpur, Malaysia |
AKFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc |
có hiệu lực từ 01/07/2006 |
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (24/08/2006) |
Kuala Lumpur, Malaysia |
có hiệu lực từ 01/07/2006 |
|||
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc (21/11/2007) |
Singapore |
|
|||
Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc (02/06/2009) |
đảo Jeju, Hàn Quốc |
|
|||
6 |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) |
25/12/2008 |
Việt Nam, Nhật Bản |
Có hiệu lực từ 01/10/2009. |
|
7 |
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Úc / New Zealand (AANZFTA) |
27/02/2009 |
Thái Lan |
AANZFTA gồm 12 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Úc, New Zealand. |
Bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2010. Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012. |
8 |
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chilê |
11/11/2011 |
Honolulu, Hawaii, Mỹ |
Việt Nam, Chi Lê |
Có hiệu lực từ 01/01/2014 |
9 |
Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) |
05/05/2015 |
Hà Nội, Việt Nam |
Việt Nam, Hàn Quốc |
Có hiệu lực từ 20/12/2015 |
10 |
Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu |
29/05/2015 |
Kazakhstan |
6 thành viên: Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan |
Có hiệu lực từ 05/10/2016. |
2. Các FTAs mà Việt Nam đã kí nhưng chưa có hiệu lực:
STT |
Hiệp định |
Ngày kí |
Nơi kí |
Các quốc gia thành viên |
Tình trạng hiệu lực |
11 |
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) |
08/03/2018 |
Santiago Chile |
CPTPP gồm 11 thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chilê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam |
Mỗi Bên đang tuân theo các thủ tục thích hợp trong nước để phê chuẩn Hiệp định |
12 |
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hồng Kông(AHKIA) |
12/11/2017 |
Manila Philippines |
AHKIA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông |
Dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào ngày 01/01/2019 |
3. Các hiệp định thương mại chưa ký kết:
STT |
Hiệp định |
Ngày kí |
Nơi kí |
Các quốc gia thành viên |
Tình trạng hiệu lực |
13 |
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) - Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) |
Quá trình đàm phán kết thúc vào 1/12/2015 |
Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu |
Hiệp định đã kết thúc đàm phán nhưng chưa kí kết |
|
14 |
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA |
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 05 năm 2012 |
5 thành viên gồm: Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein |
Vẫn đang trong quá trình đàm phán. |
|
15 |
Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) |
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 09/05/2013 |
16 thành viên gồm: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand |
Vẫn đang trong quá trình đàm phán |
|
16 |
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel |
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 02/12/2015 |
Việt Nam, Israel |
Vẫn đang trong quá trình đàm phán |
**********
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề của bài báo này, xin hãy liên hệ với chúng tôi.
Về chúng tôi
Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Á Châu là Công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, thuế, bảng lương và nghiên cứu thị trường cho các đối tác trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về chúng tôi, xin hãy liên hệ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc tải tài liệu giới thiệu Công ty chúng tôi tại đây.
Bạn có thể cập nhật được các tin tức mới nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại đây.